Liệu rằng vòng đời tên miền quốc tế có điểm gì khác biệt so với vòng đời tên miền Việt Nam hay không? Và khi sử dụng tên miền quốc tế bạn cần biết những điều gì, hãy đọc ngay trong bài này!
Tên miền quốc tế là gì?
Tên miền quốc tế là những tên miền được cấp bởi tổ chức ICANN. Tên miền quốc tế dùng chung cho tất cả tên miền quốc gia. Tên miền sẽ thuộc quyền sở hữu của bất kì cá nhân, tổ chức nào đã đăng ký mua, sử dụng với ICANN, chỉ khi nào bạn không trả phí hay không tiếp tục gia hạn sử dụng nữa thì thôi.
Vòng đời tên miền quốc tế
Tìm hiểu chi tiết từng giai đoạn của tên miền quốc tế ngay dưới đây:
Trạng thái Available – Tên miền tự do
Giai đoạn này tên miền chưa được đăng ký bởi bất kỳ các cá nhân hay cơ quan, tổ chức nào. Vậy nên bạn có toàn quyền đăng ký và cần đăng ký hợp lệ theo quy định. Bạn có thể truy cập vào trang whois của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về cách tra cứu tên miền.
Để có một tên miền hợp lệ cần các tiêu chí sau đây:
- Tên miền (domain) bao gồm các ký tự nằm trong bảng chữ cái từ A-Z, các số từ 0-9 và dấu trừ (-).
- Chiều dài tên miền tối đa không quá 253 ký tự (tính cả phần mở rộng như .com, .net, .org,…)
Trạng thái Active – Tên miền đã đăng ký
Tên miền đã được đăng ký và đang hoạt động (ngay sau khi bạn mua thành công tên miền) bởi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…
Lưu ý: Bạn có thể gia hạn tên miền vào ngày cuối cùng (chậm nhất) hoặc bất kỳ thời điểm nào khi tên miền đang ở trong trạng thái Active, bạn cũng có thể gia hạn luôn ngay sau khi mua tên miền.
Trạng thái Registered – Duy trì, gia hạn tên miền
Bạn có thể gia hạn tên miềnthêm nhưng thời hạn gia hạn nhiều nhất là 10 năm, ít nhất là 1 năm.
Lưu ý: Nếu bạn muốn chuyển sang dịch vụ của một nhà cung cấp khác thì bạn phải đợi sau 60 ngày kể từ khi bạn đăng ký tên miền thành công.
Trạng thái Expired – Tên miền hết hạn
Thời điểm này thì tên miền đã hết hạn và không thể hoạt động được nữa, đồng nghĩa với việc bạn không thể truy cập vào tên miền, tuy nhiên tình hình vẫn có thể cứu được tên miền nếu bạn còn muốn sử dụng tên miền đó .
Ở trong giai đoạn này thì DNS sẽ bị Registrar đổi nên website, email bị gián đoạn hoạt động theo, thông tin admin quản lý tên miền thì vẫn được giữ nguyên.
Trạng thái tên miền hết hạn này kéo dài khoảng đến 45 ngày kể từ ngày hết hạn là nhiều nhất do ICANN quy định. Tùy vào từng Nhà đăng ký mà có thể ấn định số ngày cụ thể (thường thì là 40 ngày kể từ ngày hết hạn). Trong khoảng thời gian này bạn được phép đóng thêm phí gia hạn tên miền, hoặc biết cách mua tên miền hết hạn là tên miền của bạn sẽ không bị đặt trong trạng thái báo động nữa, quay về trạng thái hoạt động bình thường – Registered.
Thời gian chờ gia hạn còn phụ thuộc vào tên miền. Dưới đây là 1 số tên miền đặc biệt, bạn có thể tham khảo:
- Tên miền .EU: Domain này không có thời gian chờ gia hạn, thời hạn sẽ kết thúc vào ngày cuối thứ 2 của tháng.
- Tên miền .UK: thời gian chờ gia hạn lên tới 90 ngày tính từ ngày hết hạn.
- Tên miền .WS: Domain này không có thời gian chờ gia hạn.
- Tên miền .NAME: Tên miền này không có thời gian chờ gia hạn.
- Tên miền .TEL: 30 ngày chờ gia hạn tính từ ngày hết hạn.
- Tên miền .CO: 15 ngày chờ gia hạn tính từ ngày hết hạn.
- Tên miền .DE: Domain này không có thời gian chờ gia hạn và chờ xóa.
Trạng thái Redemption
- Trong trạng thái này thì có thể coi như là tên miền của bạn sắp không cách nào cứu được nữa rồi. Đây là thời gian giữa hết hạn và xóa hoàn toàn. ICANN quy định trước khi xóa hoàn toàn thì trong khoảng 30 ngày (gọi là thời gian chuộc) toàn bộ thông tin quản trị của tên miền sẽ bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền đều bị chấm dứt. Trạng thái chuộc này thường từ 25 – 30 ngày sau khi hết thời hạn gia hạn tên miền.
- Vì trong thời gian cho phép gia hạn tên miền bạn đã bỏ qua rồi, nên để cứu vãn lần cuối này bạn muốn gia hạn thì sẽ phải trả thêm nhiều phí hơn.
- Tổng chi phí tên miền phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm.
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào quy định của Nhà đăng ký mà chi phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…
Trạng thái Pending Deletion – Chờ xóa tên miền quốc tế
Nếu đến giai đoạn Redemption, bạn vẫn không chuộc tên miền thì khi đó tên miền sẽ chuyển sang trạng thái chờ xóa. Bạn không thể làm gì được nữa rồi, tên miền của bạn chắc chắc chết khi đã ở giai đoạn cuối cùng của vòng đời tên miền quốc tế.
Trạng thái Pending Deletion diễn ra trong 5 ngày. Đến khoảng khung giờ 1 giờ sáng và 4 giờ sáng (theo giờ Việt Nam) của ngày cuối cùng, tên miền đó sẽ bị xóa hoàn toàn và đồng thời quay trở lại là một tên miền tự do Available.
Một số tên miền đặc biệt
- Tên miền .EU / .JP / .IN: xóa ngay trong ngày hết hạn nếu không gia hạn ngay.
- Tên miền .UK: xóa khỏi hệ thống sau 90 ngày kể từ lúc chờ gia hạn.
- Tên miền .WS: ngay sau khi hết hạn, tên miền bị xóa ngay lập tức.
- Tên miền .NAME: có thời hạn 5 ngày chờ xóa.
- Tên miền .TEL: sau 5 ngày chờ xóa tên miền. Domain này sẽ nằm trong tình trạng Delete Lockdown trong khoảng thời gian 60 ngày và sau đó có thể đăng ký mới.
- Tên miền .CO: Domain này có thời hạn 5 ngày chờ xóa
- Tên miền .DE: xóa ngay sau khi hết hạn và người dùng có thể đăng ký mới luôn.
Không chỉ có những tên miền Việt Nam mới cần thường xuyên kiểm tra và gia hạn để tránh khả năng mất tên miền, thì việc kiểm tra tên miền quốc tế cũng như vậy. Nếu không phải chủ động muốn thì bạn cần có các cách, biện pháp nhằm giảm thiểu hạn chế nhất có thể như:
- Thường xuyên kiểm tra mail, nếu tên miền sắp hết hạn sẽ có thư gửi từ Nhà đăng ký nhắc nhở bạn
- Hoặc các bạn có thể chọn tính năng tự động gia hạn tên miền, cách này chắc dễ nhất và tối ưu nhất, bạn chẳng cần lo lắng gì vì hết hạn sẽ tự trích tiền từ thẻ liên kết của bạn để gia hạn
- Cuối cùng là bạn có thể mua các gói đăng ký tên miền trong thời gian dài
- Nên sử dụng công cụ ví dụ như Date Calculator để kiểm tra ngày hết hạn tên miền.
Và bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra được tình trạng domain đang ở mức độ nào trong vòng đời tên miền quốc tế bằng cách sử dụng các dịch vụ whois như Whois.sc, Who.is…
Hãy nhớ đón đọc các bài viết khác trên blog của Bkhost nhé!