Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, rất nhiều người đã chọn VPS để lưu trữ, vận hành hệ thống thay thế hoặc hỗ trợ thêm cho Server truyền thống. Nếu bạn là người mới bắt đầu chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đừng lo lắng! Hướng dẫn dưới đây đến từ BKHOST phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn.
VPS là gì?
VPS hay còn được gọi là máy chủ ảo cá nhân bởi đó là viết tắt của cụm từ Virtual private server. Như chúng ta đã biết để lưu trữ mọi dữ liệu và tạo các file cho website phải cần tới Server. Server sẽ hiển trị trang web của bạn khi ai đó nhập tiên miền của web vào trình duyệt web của họ.
Máy chủ ảo VPS cũng hoạt động tương tự như một Server, điểm khác biệt là tính năng “riêng tư” mà nó sở hữu. Tức là VPS chỉ dành riêng cho bạn để bạn thỏa sức tạo web hoặc ứng dụng trên một bộ tài nguyên riêng biệt. Và tất nhiên bạn sẽ không phải chia sẻ cho người dùng khác RAM, CPU hay bất cứ dữ liệu nào.
VPS hoạt động như thế nào?
VPS là một loại Server ảo mô phỏng cách thức hoạt động của Server chuyên dụng. Khi bạn thuê nhà cung cấp dịch vụ, bằng công nghệ ảo hóa, họ sẽ cài đặt một lớp ảo bên trên hệ điều hành OS của Server.
Dựa vào lớp đó, Server sẽ được tách thành các ngăn riêng lẻ và mỗi VPS sẽ được cô lập, không liên quan gì tới nhau. Điều này tạo cơ hội để người dùng có thể cài đặt phần mềm hay OS riêng ở VPS của họ.
VPS thực sự là một máy chủ riêng ảo bởi nó tách các file của bạn khỏi những người dùng khác. Như vậy có thể thấy website của bạn ở một vùng an toàn, những tài nguyên như bộ nhớ, lõi CPU, dung lượng ổ đĩa…đều không bị ảnh hưởng và không cần share cho ai khác.
Khi nào bạn nên chuyển sang VPS?
Để biết đã đến lúc cần tới VPS hay chưa bạn hãy kiểm tra và đánh giá website của mình. Nếu trang web xuất hiện những dấu hiệu sau thì tốt nhất là bạn cần chuyển sang VPS:
- Vấn đề bảo mật khiến bạn lo lắng: bạn nên xem xét dùng VPS khi muốn cải thiện độ bảo mật cho website, tăng khả năng giám sát hay mở rộng không gian sao lưu.
- Lưu lượng truy cập cao: sau một thời gian vận hành thì lượng truy cập web có thể cao. Nếu bạn lo website sẽ gặp rủi ro hoặc không thể xử lý nhanh chóng truy cập như trước thì chuyển sang VPS lúc này là phương án bạn nên lựa chọn.
- Website chạy chậm: bạn sẽ thêm rất nhiều nội dung khi trang web của mình được đón nhận và hoạt động hiệu quả. Khi đó bạn sẽ thấy thời gian tải web chậm đi, dấu hiệu này thông báo bạn cần chuyển sang VPS để mở rộng quy mô website.
- Mở shop online: khi mở một cửa hàng online, VPS sẽ cung cấp một Server an toàn, chuyên dụng để bạn dễ dàng qua những bài kiểm tra tuân thủ PCI. Nếu bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng thì VPS sẽ mang đến sự an toàn cho người dùng hơn.
- Bạn cần cài đặt phần mềm tùy chỉnh: nếu bạn muốn cài đặt phần mềm tùy chỉnh cho website hoặc tham gia chương trình nâng cao nào đó thì phải cần tới VPS để sở hữu nhiều tùy chọn giúp bạn quản lý tốt hơn và tăng tốc độ vận hành, xử lý.
- Server bị lỗi: khi Server báo lỗi “Service Unavailable” hay “Internal Server Error” đồng nghĩa khách hàng của bạn cũng đang đối mặt với điều đó. Bạn hãy giải quyết vấn đề này bằng cách nâng cấp lên VPS.
- Ngân sách hạn hẹp: gói lưu trữ chuyên dụng có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề nhưng số tiền bỏ ra để mua không nhỏ. Nếu ngân sách của bạn có hạn nhưng muốn có thêm RAM, tăng cường bảo mật và cải thiện tốc độ thì tốt nhất là nên chọn VPS.
- Xây dựng website cho khách hàng: công việc của bạn là xây dựng web cho khách hàng? Với VPS bạn có thể lưu trữ số lượng miền khổng lồ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ RAM để hoạt động của các website diễn ra bình thường.
Những lưu ý khi chọn VPS
Bạn đã biết khi nào nên nâng cấp VPS, vậy khi chọn VPS cần lưu ý điều gì? Một số mẹo nhỏ dưới đây khá hay ho mà bạn nên ghi nhớ:
Lựa chọn dịch vụ VPS phù hợp
Tùy theo nhu cầu và kỹ năng quản lý để bạn chọn dịch vụ VPS tự quản lý hoặc được quản lý. Dịch vụ tự quản lý phù hợp với những ai mong muốn tự trải nghiệm VPS như quản lý, cài đặt, sửa chữa…Trường hợp bạn không thông thạo việc quản trị và muốn VPS được công ty lưu trữ chăm sóc thì nên chọn dịch vụ được quản lý.
Linux/Windows
Bạn sẽ được lựa chọn hệ điều hành khi mua VPS. Tuy nhiên để đảm bản gói lưu trữ tương thích hoàn toàn với hệ điều hành thì tốt nhất nên chọn Linux/Windows.
Độ tin cậy
Thời gian hoạt động của VPS là yếu tố để đánh giá độ tin cậy. Bạn nên chọn VPS có thời gian hoạt động từ 99,5% trở lên. Nếu thấp hơn Sever của bạn thì không nên “đặt niềm tin”.
Phần cứng
Lựa chọn VPS có ổ cứng mới nhất và tốt nhất (bao gồm cả SSD) để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ, các ứng dụng chạy với tốc độ cao và lưu trữ tài nguyên nhanh chóng.
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Bạn không biết lúc nào website xảy ra sự cố, vì thế nên mua gói VPS từ một đơn vị hỗ trợ khách hàng 24/7. Sự lựa chọn thông minh đó giúp bạn an tâm và giảm bớt thiệt hại.
Dịch vụ sao lưu
Khi mua VPS bạn cần chọn đơn vị cung cấp sao lưu dễ dàng. Chỉ có như vậy mới giúp bạn khắc phục kịp thời dữ liệu để không ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc và công sức.
Tổng kết về VPS
Bài viết trên chúng tôi đã thông tin về VPS như cách thứ hoạt động, khi nào nên sử dụng và dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn phù hợp. Hy vọng với những gì tham khảo được sẽ giúp bạn có kiến thức về VPS để ứng dụng khi cần. Nếu muốn tìm những dịch vụ VPS chất lượng với giá cả hợp lý, hãy liên hệ với BKHOST để được tư vấn.