Nội dung bài viết
#

SQL Server Reporting Services là gì? Cách hoạt động của SSRS

Nội dung bài viết

    Đối với các doanh nghiệp, việc tạo, quản lý, phát triển các hệ thống dữ liệu là điều quan trọng. Hiện nay cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ người dùng làm được điều này. Tuy nhiên, để nói về một phần mềm – ứng dụng chuyên sâu chúng ta không thể bỏ qua SQL Server Reporting Services (SSRS).

    Với những người mới tiếp xúc với cái tên này thường đưa ra các câu hỏi như:

    • SSRS là gì?
    • SSRS có thể làm được những gì?
    • Ưu – nhược điểm khi sử dụng SSRS là gì?

    Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.

    SQL Server Reporting Services (SSRS) là gì?

    SQL Server Reporting Services (SSRS) la gi

    SQL Server Reporting Services (SSRS) là một công cụ, phần mềm cho phép bạn tạo báo cáo về dữ liệu. Nó định dạng chúng thành những biểu đồ, đồ thị, hình ảnh,... Tất cả được lưu trữ trên một máy chủ và cho phép truy vấn bất cứ lúc nào thông qua các tham số được người dùng xác định. SSRS cũng là một phần trong bộ công cụ Microsoft SQL Server Services.

    Các loại dịch vụ báo cáo SSRS

    Hiện nay có ba loại dịch vụ báo cáo SSRS đó là:

    • Microsoft SQL Server Integration – dịch vụ tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
    • Microsoft SQL Server Analytical – dịch vụ giúp phân tích dữ liệu.
    • Microsoft SQL Server Reporting – dịch vụ cho phép tạo báo cáo trực quan về dữ liệu.

    Nhìn chung, ta có thể tổng kết chúng thành ba loại sau: tổng hợp, phân tích và báo cáo.

    Vì sao nên sử dụng SSRS?

    Có nên sử dụng SQL Server Reporting Services (SSRS) hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người dùng đặt ra khi mới tiếp xúc với công cụ này. Đâu là những lý do để các doanh nghiệp sử dụng SSRS? Cụ thể như sau:

    • So với Crystal Reports nó nâng cao hơn.
    • SSRS cho tốc độ xử lý nhanh trên cả dữ liệu quan hệ hay đa chiều.
    • Người dùng dễ dàng tương tác với dữ liệu mà không cần các chuyên gia CNTT.
    • Cho phép cơ chế ra quyết định tốt hơn, chính xác hơn.
    • Dựa vào các kết nối mạng để triển khai báo cáo, từ đó dễ dàng truy cập chúng qua internet.
    • SSRS cho phép xuất báo cáo ở nhiều định dạng và có thể gửi chúng qua email.
    • Hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật, dễ kiểm soát ai đang vào báo cáo.

    Ví dụ về báo cáo SSRS

    Để hiểu hơn về SSRS hay xem xét một ví dụ như sau:

    Một viện nghiên cứu cây trồng sử dụng dịch vụ báo cáo SSRS cho các chi nhánh của mình ở nhiều nơi khác nhau.

    Mỗi một chi nhánh lại tạo những bản ghi cơ sở dữ liệu cho từng loại cây trồng.

    Nếu không sử dụng SSRS, mỗi tuần các chi nhánh đều sẽ phải gửi email báo cáo thủ công. Họ phải bổ sung chi tiết hơn về tình trạng cây, ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ, côn trùng, mầm bệnh,… Vì vậy việc này không chỉ làm tốn thời gian mà độ chính xác còn không cao dẫn đến chi phí thử nghiệm cao hơn.

    Với SSRS, các chi nhánh dễ dàng tạo các báo cáo theo tiêu chuẩn có sẵn của viện. Viện nghiên cứu cũng thông qua môi trường đám mây lấy dữ liệu nhanh chóng.

    Đặc điểm của SQL Server Reporting Services (SSRS)

    Những đặc điểm nổi bật của SSRS là:

    • Dễ dàng truy xuất dữ liệu từ các kết nối tới hệ thống quản lý, DB, OLE ODBC.
    • Cung cấp ứng dụng Simple Object Access Protocol (SOAP) và các kiến trúc liên quan.
    • Cho phép người dùng tạo báo cáo đột xuất và lưu vào máy chủ.
    • Cho phép hiển thị dữ liệu ở nhiều dạng như bảng biểu, đồ thị và dạng tự do.
    • Thông qua các tiện ích mở rộng xử lý báo cáo và tạo điều khiển tùy chỉnh.
    • Cho phép tích hợp, nhúng đồ họa, hình ảnh, nội dung từ bên ngoài.
    • Cho phép hiển thị dữ liệu KPI qua tính năng kiểm soát Chart and Gauge.

    Cách thức hoạt động của SSRS

    Cach thuc hoat dong cua SSRS

    SQL Server Reporting Services (SSRS) có cách thức hoạt động như thế nào? Quy trình xử lý của nó thường trải qua 4 bước sau:

    • Đầu tiên người dùng báo cáo gửi yêu cầu về SSRS server. Họ là những người làm việc trực tiếp với dữ liệu hoặc cần các thông tin chuyên sâu.
    • Sau đó máy chủ SSRS tìm siêu dữ liệu về báo cáo và gửi yêu cầu đến các nguồn cung dữ liệu.
    • Tiếp đến, dữ liệu do nguồn trả về sẽ hợp nhất thành một báo cáo hoàn chỉnh.
    • Sau khi báo cáo được tạo ra, nó sẽ trả về phía máy người dùng yêu cầu.

    Kiến trúc của SSRS

    Kien truc cua SSRS

    Mặc dù các thức hoạt động của nó khá đơn giản nhưng thực tế kiến trúc SSRS xây dựng khá phức tạp. Thông thường một SSRS sẽ có các công cụ phát triển, quản trị và trình xem báo cáo.

    Dưới đây là những thành phần quan trọng nhất của SSRS:

    Report Builder – Trình tạo báo cáo

    Đây là một công cụ xuất các báo cáo trên máy khách. Report Builder có giao diện trực quan, dễ sử dụng, người dùng chỉ cần kéo thả là thao tác được.

    Report Designer – Thiết kế báo cáo

    Report Designer – đúng như cái tên của nó, đây là công cụ cho phép phát triển báo cáo. Nó cho phép xuất bản các báo cáo, lưu trữ trong Visual Studio hoặc Business Intelligence Development Studio (BIDS).

    Report Manager – Trình quản lý báo cáo

    Người dùng thông qua Report Manager kiểm tra các báo cáo, khớp chúng với những yêu cầu đã có. Đồng thời dựa trên báo cáo mà họ đưa ra quyết định hoặc phản hồi hợp lý.

    Report Server – Máy chủ báo cáo

    Đây là một máy chủ sử dụng công cụ SQL Server để lưu trữ siêu dữ liệu. Vậy nên tính năng chính của Report Server chính là lưu trữ.

    Report server database – Máy chủ cơ sở dữ liệu báo cáo

    Report server database lưu trữ siêu dữ liệu, bảo mật, tài nguyên, dữ liệu gửi đến, định nghĩa báo cáo,….

    Data sources – Nguồn dữ liệu

    Dịch vụ sẽ thông qua Data sources truy xuất dữ liệu từ nhiều nguồn như dữ liệu đa chiều hay quan hệ.

    Reporting Life Cycle (Vòng đời của một báo cáo SSRS)

    Reporting Life Cycle

    Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp sử dụng SQL Server Reporting Services (SSRS) đều có vòng đời báo cáo tiêu chuẩn như sau:

    Authoring (Tạo lập báo cáo)

    Ở giai đoạn này, người tạo lập xác định cú pháp của dữ liệu và bố cục báo cáo. Những công cụ có thể được sử dụng bao gồm: SQL Server Development Studio và SSRS.

    Management (Quản lý báo cáo)

    Trong giai đoạn quản lý, đối tượng được quan tâm nhất chính là các báo cáo đã xuất bản. Người dùng cần xem xét, kiểm soát truy cập đối với việc thực hiện báo cáo SSRS.

    Delivery (Gửi báo cáo)

    Ở giai đoạn này, người dùng cần xác định khi nào những báo cáo sẽ được gửi tới cơ sở máy khách. Sau đó thực hiện gửi SSRS theo yêu cầu hoặc thời gian đã xác định trước đó. Đồng thời có thể tạo thêm một tính năng tự động hóa việc đăng ký tạo báo cáo và gửi chúng.

    RDL là gì?

    Ngoài SSRS, người dùng còn cần quan tâm đến RDL. Nó được viết tắt bởi Report Definition Language mang nghĩa “ngôn ngữ định nghĩa báo cáo”. Mỗi RDL đều mô tả các thành phần có thể có của báo cáo bằng ngôn ngữ XML.

    Định nghĩa của một báo cáo cũng thông qua RDL tạo thành. Nhìn chung có thể nói RDL chứa hướng dẫn để hiển thị thiết kế của báo cáo.

    Các loại báo cáo phát triển bằng SSRS

    Thông qua SQL Server Reporting Services (SSRS) người dùng có thể phát triển các loại báo cáo sau:

    Tên báo cáoĐặc điểm
    Parameterized reportsĐây là loại báo cáo sử dụng các giá trị đầu vào được tham số hóa để hoàn thành hoặc xử lý dữ liệu.
    Linked ReportsLoại báo cáo này sẽ liên kết với một điểm nào đó trên báo cáo gốc. Nó mang ý nghĩa hỗ trợ, định nghĩa báo cáo.
    Snapshot reportsBáo cáo SSRS này chứa thông tin bố cục và kết quả truy vấn tại thời điểm cụ thể nào đó.
    Cached ReportsĐây là loại báo cáo cho phép tạo bản sao của các báo cáo đã xử lý. Chúng nhằm nâng cao hiệu suất, giảm số lượng yêu cầu xử lý và thời gian truy xuất.
    Drill down ReportsCho phép giảm thiểu sự phức tạp của báo cáo gốc. Người dùng chuyển đổi giữa các mục báo cáo ẩn để kiểm soát dữ liệu chi tiết bạn muốn xem.
    Drillthrough ReportsHay còn được gọi là báo cáo truy sâu. Là loại có thể truy cập thông qua siêu lên kết trong text box ở báo cáo gốc. Nó hoạt động với báo cáo gốc. Đồng thời là mục tiêu của một hành động nào đó cho một mục trên báo cáo.
    SubreportsBáo cáo phụ là một loại báo cáo hiển thị bên trong nội dung của báo cáo chính.

    Ưu điểm khi sử dụng SQL Server Reporting Services (SSRS)

    SSRS sinh ra nhằm hỗ trợ người dùng với nhiều ưu điểm như:

    • Nhanh hơn, tiết kiệm chi phí.
    • Truy cập báo cáo hiệu quả vào thông tin nằm trong Oracle hoặc MS SQL Server.
    • SSRS không yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao.
    • Trình thiết kế báo cáo trong SSRS tích hợp với Visual Studio, vậy nên dễ dàng sử dụng khi cần nhúng.
    • Hỗ trợ bảo mật cấp thư mục và cấp báo cáo.
    • Người dùng có thể thông qua đăng ký để nhận báo cáo tự động.
    • Tạo lập báo cáo nhanh hơn thông qua cơ sở dữ liệu quan hệ và dữ liệu khối.
    • Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn với thông tin theo thời gian thực.

    Nhược điểm của SSRS

    Song song với ưu điểm, SQL Server Reporting Services (SSRS) cũng tồn tại những nhược điểm sau:

    • SSRS không có tính năng in. Vậy nên người dùng cần xuất ra excel, pdf, word,… để có thể làm được điều đó.
    • Tất cả các báo cáo đều cần có tham số để được người dùng chấp nhận.
    • Khó thực hiện các thay đổi trong mã tùy chỉnh và biểu thức gỡ lỗi.
    • Không cho phép người dùng thêm số trang hay tổng số trang vào báo cáo.
    • SSRS không cung cấp bất cứ phương pháp nào để chuyển giá trị từ báo cáo phụ sang báo cáo chính.
    • Tiêu đề của mỗi báo cáo luôn tạo thêm khoảng trống ở mỗi trang mới.

    Tổng kết về SSRS

    Có thể thấy SQL Server Reporting Services (SSRS) là một công cụ hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp làm việc dễ dàng. Nó có khả năng liên kết, tích hợp với nhiều ứng dụng khác tạo môi trường làm việc nhất quán. Đồng thời cho phép người dùng tạo lập nhiều loại báo cáo khác nhau một cách dễ dàng.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về SSRS, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê Máy Chủ Vật Lý tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê server máy chủ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !