#

Extranet là gì? So sánh Extranet và mạng nội bộ

Extranet là một thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm được các thông tin hữu ích về các thức hoạt động của mạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Extranet. Hãy cùng BKHOST theo dõi.

Extranet là gì?

Extranet la gi

Extranet được biết đến như một mạng riêng mà các doanh nghiệp dùng để cung cấp cho bên thứ ba như đối tác, đại lý, các doanh nghiệp và khách hàng khác. Nguồn thông tin được cung cấp an toàn, có kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh. Extranet được thiết kế dưới dạng nền tảng hướng ngoại hoặc các trang web. Đôi khi nó được xem như phần mở rộng của mạng nội bộ trong tổ chức.

Khối lượng các thông tin có lưu trữ trên Extranet truy cập được vào các mạng nội bộ, quyền truy cập được hệ thống kiểm soát khá chặt và trao cho người được ủy quyền. Ví dụ về các trường hợp có dùng Extranet là:

  • Danh mục sản phẩm được chia sẻ độc quyền với các nhà buôn.
  • Khối lượng dữ liệu được trao đổi thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử.
  • Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một dự án phát triển nào đó.
  • Sử dụng chương trình đào tạo và cùng công ty khác phát triển chương trình này.
  • Cung cấp các dịch vụ hữu ích cho doanh nghiệp như ứng dụng ngân hàng trực tuyến hoặc chải sẻ về lợi ích độc quyền cho các đối tác…

Extranet và mạng nội bộ có gì khác biệt?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn Extranet là mạng nội bộ. Thực tế, hai mạng này có cách thức hoạt động khác biệt. Bạn có thể khám phá những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.

Tổng quan về mạng nội bộ

Mạng nội bộ được biết đến là mạng riêng của các công ty, lưu trữ trên trang web nội bộ và bao gồm có nhiều loại tài nguyên khác nhau. Một số ví dụ cụ thể nhất đó là kênh liên lạc, nền tảng cộng tác… Mạng nội bộ còn có tác dụng nâng cao năng suất, hiệu quả thông qua việc kết hợp các tính năng của hệ thống quản lý tài liệu, tính năng blog, cơ sở dữ liệu và nội dung. Tùy vào từng loại nền tảng, Nhân viên có thể tham gia nhiều hơn để tương tác, trò chuyện, thăm dò ý kiến…

Phân biệt Extranet và mạng nội bộ

Mạng nội bộ khác với Extranet ở việc nó có một miền riêng. Mạng nội bộ có tác dụng định hình văn hóa, thông tin liên lạc của công ty và lưu trữ tập trung các loại tài nguyên như chính sách, công cụ, biểu mẫu. Extranet lại có đối tượng rộng hơn nhưng mục tiêu hẹp hơn mạng nội bộ. Mạng dùng với mục đích chủ yếu là nền tảng truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan bên ngoài và bên trong hay những người có yêu cầu quyền truy cập vào hệ thống thông tin nội bộ.

Nhiều ứng dụng kinh doanh thông minh cho phép việc sắp xếp các công cụ trực quan hóa dữ liệu trên mạng Extranet nhằm mục đích tạo điều kiện để các bên liên quan truy cập dữ liệu quan trọng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dù là mạng nội bộ hay mạng Extranet thì cũng để yêu cầu quyền riêng tư và bảo mật. Người dùng truy cập mạng nội bộ trực tiếp thông qua mạng doanh nghiệp trong đó, mạng ngoại vi sẽ dành cho bên thứ ba sử dụng nên sẽ yêu cầu kết nối mạng ảo VPN hoặc dùng các biện pháp xác thực bổ sung để truy cập internet.

Sử dụng extranet mang đến lợi ích gì?

Việc sử dụng Extranet mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích khác nhau, nhất là trong hoạt động vận hành và phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Tăng khả năng giao tiếp, tương tác

Extranet sẽ mang đến cho bạn một nền tảng để có thể cập nhật và truyền đạt những thông tin quan trọng từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra chia sẻ, thông báo tin tức quan trọng liên quan đến lĩnh vực hoạt động. Việc tiếp cận này dễ dẫn đến sự tăng cường quá trình gắn kết, tham gia của các nhân viên với đối tác bên ngoài.

Nâng cao hiệu quả hoạt động

Lợi ích thứ hai đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Mỗi công ty hoạt động với quy mô khác nhau sẽ có nhu cầu hợp tác, làm việc với nhiều công ty đối tác để nâng cao và phát triển sản phẩm đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Extranet là mạng giúp quá trình quản lý công việc trở nên thuận lợi hơn.

Tăng cường chia sẻ kiến thức và hợp tác

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều công cụ để cộng tác theo nhóm như Jira, Trello hay Asana. Các công ty hoạt động trên mạng nội bộ hay mạng ngoại vi để có thể nâng cao và cải thiện khả năng công tác. Qua đó việc chia sẻ tài liệu được đảm bảo tính liền mạch, được cập nhật chính xác theo thời gian thực. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ tự tạo ra một môi trường an toàn nơi các dữ liệu được vận hành và phục vụ cho dự án.

Hạn chế của Extranet

Tuy mang đến nhiều ưu điểm nổi bật nhưng Extranet cũng sẽ tồn tại rất nhiều điều hạn chế chưa thể khắc phục được. Chẳng hạn như vấn đề bảo mật dữ liệu hay việc chi tiêu nguồn vốn.

Vấn về chi phí nguồn vốn

Khi muốn duy trì, thiết lập Extranet sẽ tiêu tốn một nguồn tài nguyên nhất định Chi phí này bao gồm giá dành cho phần mềm và phần cứng hay chi phí liên quan đến thuê nhân viên công nghệ thông tin, thuê người bảo trì. Extranet không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất đối với các công ty không có đủ nguồn tài chính để thiết lập và quản lý. Mạng ngoại vi được lưu trữ, quản lý tại đám mây để giảm chi phí.

Tính bảo mật cho dữ liệu

Extranet tiến hành các bước yêu cầu để giảm bớt rủi ro. Trong trường hợp các biện pháp bảo mật lỏng lẻo, những người dùng trái phép sẽ xâm nhập và truy cập vào dữ liệu nhạy cảm. Dữ liệu độc quyền theo đó bị xâm nhập và đánh cắp, lợi thế cạnh tranh giảm. Các mạng ngoại vi quản lý tốt bởi các chuyên gia nội bộ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp dữ liệu.

Extranet lockout là gì?

Extranet lockout là một tính năng đặc biệt, cho phép các nhóm bảo mật quyền được bảo vệ người dùng trước những cuộc tấn công khi mối đe dọa nào đó xuất hiện. Chẳng hạn như dịch vụ liên kết Active Directory sẽ khóa người dùng độc hại nhờ vào mạng Extranet. Theo đó, quản trị viên sẽ tiến hành truy xuất sự kiện để kiểm tra tính bảo mật của nhật ký.

Tổng kết về Extranet

Như vậy, qua bài viết trên đây có thể thấy được Extranet mang đến nhiều ưu điểm và lợi thế nhất định trong việc thúc đẩy các hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Extranet, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

Thuê Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST

Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

thuê máy chủ vps

Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
Bình luận
Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
  • Rất không hài lòng
  • Không hài lòng
  • Bình thường
  • Hài lòng
  • Rất hài lòng
Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !
Close menu