Khi làm việc trong cơ sở dữ liệu, bạn sẽ bắt gặp một thuật ngữ là Data Definition Language (DDL). Đây là ngôn ngữ máy tính giúp bạn xử lý, sửa đổi những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi:
- Data Definition Language (DDL) là gì?
- DDL có gì khác so với DML và DQL
- Các câu lệnh cơ bản của Data Definition Language (DDL)?
Để trả lời các câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Data Definition Language (DDL) là gì?
Data Definition Language (DDL) có nghĩa là Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Đây là một loại ngôn ngữ có chức năng tạo mới và sửa đổi cấu trúc và dữ liệu của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Các đối tượng có thể là bảng, lược đồ, chỉ mục… DDL sử dụng các câu lệnh xác định như CREATE, DROP, ALTER để tạo mới, xóa, chỉnh sửa trên cơ sở dữ liệu.
Đặc điểm của Data Definition Language (DDL)
Data Definition Language (DDL) là ngôn ngữ dùng để xác định các nhóm lưu trữ, cấu trúc hay các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Bạn có thể sử dụng các câu lệnh DDL để thực hiện các thao tác như tạo mới, sửa đổi, đổi tên, xóa…trên bảng hay thư mục.
DDL bao gồm các câu lệnh của Ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu (SQL). Ngoài ra, nó cũng bao gồm các câu lệnh thay đổi đối tượng, áp đặt cũng như loại bỏ các ràng buộc trên bảng. Các ràng buộc ở đây có thể là toàn vẹn miền giá trị, tính duy nhất hoặc tham chiếu. Trong một vài trường hợp, các câu lệnh của Data Definition Language sử dụng để mô tả, nhận xét trên các đối tượng. Vì vậy, nó còn được gọi là Ngôn ngữ mô tả dữ liệu.
So sánh giữa Data Definition Language (DDL) với DML và DQL
DDL được biết tới là tập hợp con của SQL do nó chứa các câu lệnh SQL để xác định những thay đổi trong lược đồ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh DDL, các lệnh SQL còn có DML và DQL.
DML được biết đến là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Các câu lệnh DML thường được dùng để truy vấn và sửa đổi dữ liệu. Nếu như DDL chỉ dùng để định hình cấu trúc dữ liệu thì DML lại được dùng để thao tác trực tiếp trên chính dữ liệu.
DQL hay ngôn ngữ truy vấn dữ liệu được sử dụng để truy vấn dữ liệu trong các đối tượng lược đồ. Ngoài ra, nó cũng dùng để truy vấn và áp đặt thứ tự cho chính nó. Tất nhiên DQL cũng là một tập hợp con của SQL. Hạn chế hơn so với DDL và DML, DQL chỉ có một câu lệnh duy nhất đó là Select. Người dùng có thể sử dụng câu lệnh này để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Kết quả ngay khi chạy câu lệnh này sẽ được lưu tạm thời trong bảng. Và nó chỉ được hiển thị trên ứng dụng giao diện của người dùng.
Các câu lệnh cơ bản của Data Definition Language (DDL)
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu một số câu lệnh thường được dùng của Data Definition Language (DDL):
Câu lệnh create
Cú pháp thực hiện thao tác thiết lập một bảng mới như sau:
{{EJS0}}
Nhóm câu lệnh Create có thể kể tới như:
- CREATE DATABASE: Thành lập cơ sở dữ liệu SQL mới. Các cơ sở dữ liệu này là thư mục con cùng tên chứa bảng vật lý và các tệp chỉ mục.
- CREATE TABLE: Tạo bảng bằng việc xác định cột, kiểu dữ liệu và tham số bảng.
- CREATE STOGROUP: Thiết lập một nhóm lưu trữ dạng Db2. Do một stogroup liên kết với một đường dẫn thư mục cụ thể. Nên nó có thể dùng để xác định vị trí lưu trữ các đối tượng của cơ sở dữ liệu.
- CREATE TABLESPACE: Xây dựng một bảng trắng kiểu Db2. Nó là công cụ lưu trữ bảng từ một cơ sở dữ liệu với nhiều đường dẫn khác nhau. Bảng trắng này gắn liền với một stogroup.
- CREATE ALIAS: Thay đổi tên của một bảng đang có sẵn thành bí danh ( tên tạm thời).
- CREATE SYNONYM: Cũng giống như create alias, câu lệnh này cũng có thể đặt tên thay thế cho các đối tượng.
- CREATE INDEX: Thiết lập chỉ mục ( index) trên các cột trong bảng. Nó giúp người dùng truy xuất dữ liệu nhanh chóng và thực thi các ràng buộc hiệu quả hơn.
- CREATE LOCATION: Tạo ra vị trí trong thư mục được chỉ định từ trước.
- CREATE SEQUENCE: Hình thành một chuỗi kiểu số nguyên mới theo đúng trình tự tại máy chủ ứng dụng.
- CREATE VIEW: Xác định một bảng ảo (view) để hạn chế dữ liệu truy cập cũng như hợp nhất các hàng, cột từ các bảng đơn lại với nhau.
- CREATE GLOBAL TEMPORARY: Tạo ra bảng tạm toàn cục trong các phiên SQL Server.
Câu lệnh Drop
Lệnh Drop ở Data Definition Language (DDL) được dùng để xóa các đối tượng có trong cơ sở dữ liệu. Vì không thể hoàn tác thao tác này nên ta không khôi phục lại các đối tượng đã xóa. Hãy thật cẩn thận khi sử dụng câu lệnh này.
Cú pháp:
{{EJS1}}
Một số lệnh DROP hay gặp nhất là:
- DROP DATABASE: Trái ngược với CREATE DATABASE, nó dùng để hủy bỏ cơ sở dữ liệu tại một vị trí nhất định. Ngoài ra, cũng xóa thư mục con ngay cả khi nó trống và không chứa đối tượng được liên kết hợp lý với cơ sở dữ liệu.
- DROP STOGROUP: Bằng việc chấm dứt các kết nối logic giữa các đối tượng, câu lệnh này ngay lập tức sẽ xóa một stogroup.
- DROP TABLE: Xóa bỏ định nghĩa bảng cũng như chỉ mục, dạng xem và các ràng buộc có trong bảng đó.
- DROP TABLESPACE: Bỏ qua một vùng bảng và tất cả các bảng được liên kết bên trong nó.
- DROP ALIAS: Loại bỏ bí danh cho một bảng hoặc dạng xem trong danh mục hệ thống của một vị trí.
- DROP SYNONYM: Câu lệnh này cũng có thể xóa được tên tạm thời cho bảng hoặc dạng xem.
- DROP INDEX: Hủy bỏ một chỉ mục (Index) tại vị trí hiện tại.
- DROP LOCATION: Xóa vị trí máy chủ XDB và những vấn đề liên kết với nó.
- DROP VIEW: Xóa tất cả các chế độ xem ra khỏi danh mục hệ thống của vị trí hiện tại.
Câu lệnh Alter
Nhóm câu lệnh tiếp theo của Data Definition Language (DDL) là Alter. Đây là các lệnh được sử dụng để thay đổi các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.
Cú pháp thực hiện là:
{{EJS2}}
Các lệnh ALTER được sử dụng rộng rãi là:
- ALTER DATABASE: Thay đổi các tham số thông tin của cơ sở dữ liệu tại vị trí máy chủ XDB hiện tại.
- ALTER STOGROUP sửa đổi các thông số kỹ thuật của một nhóm lưu trữ được xác định tại vị trí máy chủ XDB hiện tại.
- ALTER TABLE: Thêm, chỉnh sửa, xóa, đổi tên và kiểu dữ liệu của cột. Nó xóa bỏ các ràng buộc unique, check, primary. Đây cũng là câu lệnh thực thi tính toàn vẹn miền và các ràng buộc về tính duy nhất.
- ALTER TABLESPACE: Chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của một vùng bảng trong Server hiện tại.
- ALTER VIEW: Tạo lại chế độ xem từ các chế độ xem hiện có trên máy chủ.
- ALTER SEQUENCE: Sửa đổi các trình tự hiện có trên server.
- ALTER INDEX: Thay đổi cấu hình của một Index có sẵn.
Các loại câu lệnh khác
Một số câu lệnh khác của Data Definition Language (DDL) là:
- COMMENT ON: Thêm nhận xét về các đối tượng có trong các bảng danh mục tại vị trí hiện tại.
- LABEL ON: Thêm hoặc thay đổi các nhãn văn bản mô tả cho bảng, chế độ xem, bí danh.
- RENAME: Đổi tên bảng cơ sở dữ liệu.
- TRUNCATE: Xóa toàn bộ dữ liệu ra khỏi bảng nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của bảng.
Chú ý: Khi nhập các câu lệnh phải nhớ rằng dấu chấm phẩy phải được đặt cuối cùng. Nó mang ý nghĩa là thực hiện tất cả các câu lệnh trước nó.
Tổng kết về Data Definition Language (DDL)
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu tổng quan về Data Definition Language (DDL) như định nghĩa hay các câu lệnh phổ biến của nó. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về DDL và sử dụng thành thạo các câu lệnh này khi làm việc với cơ sở dữ liệu.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về DDL, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.