Khi xây dựng website, đặc biệt là những trang web bán hàng, việc sở hữu một công cụ để quản trị cơ sở dữ liệu là điều bắt buộc phải có. Nói đến cơ sở dữ liệu thì nhiều người sẽ nghĩ đến ngay MySQL. Tuy nhiên vẫn có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác rất phổ biến trên thế giới, đó chính là MongoDB. Hãy cùng BKHOST tìm hiểu hệ quản trị này.
MongoDB là gì?
MongoDB là hệ quản trị cơ sở dữ liệu NoSQL đã và đang được nhiều người dùng lựa chọn sử dụng. MongoDB với không gian lưu trữ dữ liệu khối lượng lớn cho phép người dùng sử dụng các collection và document có chức năng tương đương như các bảng cơ sở dữ liệu.
Những tính năng của hệ cơ sở dữ liệu MongoDB có gì hay?
- Truy vấn đặc biệt của MongoDB có thể giúp bạn tìm kiếm các trường dữ liệu, các biểu thức chính quy và truy vấn phạm vi. Ngoài ra các trường có thể thiết lập các chỉ mục trong MongoDB.
- Tính năng “nhân bản” có thể tạo ra một dạng bản sao của dữ liệu giống hệt với phiên bản đang tồn tại, được lưu trữ ở một nơi khác đề phòng sự cố.
- MongoDB sử dụng Sharding để cân bằng tải dữ liệu. Nó hoạt động như một hệ thống file sử dụng các câu lệnh và xác định các document được phân phối trong collection qua sharding.
- Tính năng tập hợp của MongoDB giúp tạo hiệu suất siêu hiệu quả với ba cách thực hiện: Aggregation Pipeline, Mapreduce và Single-purpose Aggregation.
- MongoDB hỗ trợ collection giới hạn kích thước làm tăng hiệu suất hoạt động liên quan đến các dữ liệu. Đảm bảo rằng khi dữ liệu lưu trữ vượt quá mức giới hạn thì lập tức các tài liệu cũ sẽ được xử lý mà không cần dùng đến lệnh.
Ví dụ về MongoDB
Ví dụ về cách một tài liệu của MongoDB được mô hình hoá:
- MongoDB lựa chọn trường “_id” nhằm xác định document trong collection.
- Sau khi thêm trường thường thì “Order Data” trong RDBMS sẽ được lưu trữ trong một bảng riêng biệt. Còn với MongoDB, nó sẽ được lưu trữ dưới dạng tài liệu trong bộ sưu tập. Đây là bước đột phá về cách MongoDB mô hình hoá dữ liệu hiệu quả siêu vượt trội.
Thành phần của cơ sở dữ liệu MongoDB có gì?
1. Trường “_id” đại diện cho một giá trị duy nhất trong tài liệu MongoDB và luôn được tự động đánh chỉ mục giúp tốc độ truy vấn thông tin đạt hiệu suất tối ưu.
Ví dụ: Sử dụng bảng dữ liệu khách hàng ở trên. MongoDB có tính năng tự động điền nhận dạng gồm 24 chữ số vào mỗi tài liệu trong bộ sưu tập.
_ID | ID khách hàng | Tên khách hàng | OrderID |
563479cc8a8a4246bd27d784 | 11 | Guru99 | 111 |
563479cc7a8a4246bd47d784 | 22 | Trevor Smith | 222 |
563479cc9a8a4246bd57d784 | 33 | Nicole | 333 |
2. Collection là một nhóm các tài liệu tương đương đương với một bảng trong cơ sở dữ liệu thông thường. Đặc biệt là mỗi một collection sẽ tồn tại trong một cơ sở dữ liệu riêng. Vì thế việc truy xuất rất nhanh chóng và hiệu quả.
3. Cursor với chức năng chỉ đến tập kết quả tương ứng với yêu cầu truy vấn. Đặc biệt nó còn cho phép người dùng có thể lặp lại thao tác nhiều lần để lấy kết quả.
4. Cơ sở dữ liệu là vùng chứa dữ liệu ở mức vật lý cho phép nhiều collection được lưu trữ ở một nơi trong máy chủ.
5. Document trong MongoDB là một tập hợp các cặp (tên trường-giá trị) được liên kết với các đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc không theo quy định.
6. Field là một cặp gồm “tên – giá trị” trong MongoDB. Trường có chức năng giống như các cột trong cơ sở dữ liệu quan hệ thông thường.
Ví dụ: Cặp giá trị khoá: CustomerID :11
7. JSON là một kiểu định dạng dữ liệu với chức năng mô tả dữ liệu dưới dạng văn bản thuần túy. Ngoài ra nó còn là một dạng tiêu chuẩn mở để trao đổi các dữ liệu trên web.
Tại sao nên lựa chọn sử dụng cơ sở dữ liệu MongoDB?
Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao bạn nên bắt đầu sử dụng MongoDB:
- MongoDB là một dạng cơ sở dữ liệu hướng tài liệu cho phép lưu trữ kiểu JSON. Từ đó mà bạn có thể dễ dàng truy cập các tài liệu của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Trong MongoDB thì khái niệm “table” của phiên bản cơ sở dữ liệu quan hệ sẽ được thay bằng “collection”.
- Mongodb là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu sở hữu mã nguồn mở. Hàng triệu người đã sử dụng và phản hồi tốt về tính năng siêu việt của MongoDB.
- MongoDB với tính năng siêu linh hoạt cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu có kích cỡ khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu MongoDB có trang bị trường dữ liệu “_id” có thể tự động đánh chỉ mục giúp người dùng đạt hiệu suất cao nhất.
Dữ liệu MongoDB được mô hình hoá như thế nào?
Đối với các dữ liệu thông thường trong cơ sở dữ liệu SQL, bạn sẽ phải thực hiện khai báo lược đồ của bảng trước khi chèn dữ liệu. Với lược đồ siêu linh hoạt trong cơ sử dữ liệu MongoDB, bạn sẽ không cần phải thực thi cấu trúc dữ liệu. Loại linh hoạt này là điều làm cho MongoDB trở nên vượt trội hơn các phiên bản khác rất nhiều.
Khi thiết lập MongoDB, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Xác định nhu cầu hoạt động và loại dữ liệu cần thiết.
- Xác định cụ thể các mẫu truy xuất dữ liệu.
- Kiểm tra chỉ mục hoặc sharding cụ thể, rõ ràng.
So sánh về sự khác biệt giữa MongoDB và RDBMS
Dưới đây là một số khác biệt về thuật ngữ chính giữa MongoDB và RDBMS
MongoDB | RDBMS |
Định hướng tài liệu và CSDL phi quan hệ | CSDL quan hệ |
Dựa trên tài liệu | Dựa trên hàng |
Dựa trên đường | Dựa trên cột |
Dựa trên Collection và cặp Key-Value | Dựa trên bảng |
Cung cấp Javascript Client cho truy vấn | Không cung cấp Javascript cho truy vấn |
Tương đối dễ thiết lập | Khó thiết lập |
Nó không chịu ảnh hưởng từ SQL injection | Có thể bị SQL injection tấn công dễ dàng |
Rất phù hợp khi dùng để lưu trữ dữ liệu phân cấp | Hạn chế cho việc lưu trữ dữ liệu phân cấp |
Có chứa Dynamic Schema | Chứa Schema được xác định trước |
Nhanh gấp 100 lần | Tăng quy mô theo chiều dọc RAM |
Khả năng mở rộng theo chiều ngang thông qua khái niệm Sharding | Tăng quy mô theo chiều dọc RAM |
Tổng kết về MongoDB
Trên đây là những thông tin chi tiết về những tính năng siêu việt của cơ sở dữ liệu MongoDB mà chúng tôi đã tổng hợp được. Qua đó cũng hy vọng bạn có thêm kiến thức về MongoDB hơn nữa. Để thêm chức năng cho chiếc máy tính của bạn còn chần chừ gì nữa hãy cài đặt sử dụng MongoDB ngay thôi nào.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến MongoDB, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.