- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Chắc chắn bạn đã từng nghe qua về các ứng dụng của điện toán đám mây. Ngoài việc sử dụng VPN (mạng riêng ảo), giờ đây, nhiều doanh nghiệp hướng tới Virtual Private Cloud (VPC).
Vậy đây liệu có phải là một khái niệm hoàn toàn mới trong công nghệ? Lợi ích và điểm nổi bật nhất của nó là gì?
Hãy cùng chúng tôi khám phá về VPC ngay trong bài viết này.
VPC (Virtual Private Cloud – Đám mây riêng ảo) là một môi trường, dịch vụ chứa tài nguyên cung cấp cho người dùng. VPC được tách ra bởi một phần Public Cloud. Đây là một trong các dịch vụ đám mây khá phổ biến hiện nay.
Vì được tách ra bởi đám mây công cộng nên tài nguyên của VPC là có sẵn. Theo yêu cầu của người sử dụng, mục đích của nó là để mở rộng quy mô và dễ dàng cấu hình cao hơn các dịch vụ thông thường.
Một VPC bao gồm các cơ sở hạ tầng dành riêng cho tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Thông thường, các tổ chức mua cơ sở hạ tầng riêng và thuê những người chuyên về CNTT quản lý. Lúc này, doanh nghiệp có thể nắm được tất cả mọi thứ.
Cũng có trường hợp VPC chạy chung trên môi trường đám mây công cộng. Và nhà cung cấp nó sẽ tách biệt một phần tài nguyên để cung cấp giữa trên từng loại khách hàng. Nó sẽ được truy cập thông qua các IP riêng hoặc mạng cục bộ ảo VLAN của doanh nghiệp.
Dịch vụ này được mở ra nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Vậy nên, người hưởng lợi nhiều nhất từ VPC chính là những công ty cần môi trường Private Cloud, tiết kiệm chi phí, tài nguyên.
Do được tách ra từ Publish Cloud nên VPC có những đặc điểm tương tự:
VPC cung cấp và cho bạn toàn quyền kiểm soát quy mô mạng, khả năng triển khai hay mở rộng hệ thống bất cứ lúc nào.
Đây là một dịch vụ tách biệt hoàn toàn tách biệt, bao gồm cả mạng, logic hay các ứng dụng. Ngay cả quyền truy cập cũng là giới hạn, trừ khi được cấp quyền, người dùng mới có thể sử dụng.
Việc cách ly về mặt logic vốn đã giúp VPC an toàn hơn. Mặc dù vậy các doanh nghiệp, tổ chức vẫn nên triển khai các biện pháp bảo mật đám mây khác.
Các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần chia sẻ trách nhiệm và cách bảo mật với khách hàng. Người dùng phải thực hiện các bước bảo mật dữ liệu để đảm bảo môi trường luôn an toàn.
VPC mang lại hiệu quả về mặt tiết kiệm chi phí. Bao gồm các chi phí về cả phần cứng, nhân công, tài nguyên đám mây,… Nếu bạn sử dụng nhà cung cấp VPC thì họ sẽ có trách nghiệm bảo trì thường xuyên ở cả máy chủ và phần mềm.
VPC là một dịch vụ đáng tin cậy. Nó cung cấp các vùng kiến trúc sẵn sàng dự phòng và có khả năng chịu lỗi tốt. Từ đó giữ cho các ứng dụng và dữ liệu luôn sẵn sàng.
Như đã đề cập, người dùng hoàn toàn có thể thiết lập, cấu hình bảo mật mức cao nhất. Đồng thời kiểm soát truy cập thông qua địa chỉ IP, tạo bản ảo hóa bảo vệ dữ liệu,…
VPC mang tới những lợi ích cho tổ chức cần sử dụng dịch vụ đám mây riêng biệt. Các lợi ích đó bao gồm:
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu đều sử dụng dịch vụ cung cấp VPC. Điều này giúp họ giảm thiểu được chi phí đầu tư vào hạ tầng, phần cứng và kế hoạch bảo trì. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về VPC.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về VPC, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST
Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay: