Với nhà lập trình thì Stateless và Stateful là những thuật ngữ rất quen thuộc còn với dân không chuyên thì có thể chưa nghe thấy bao giờ. Vì thế nói đến sự khác biệt giữa Stateless và Stateful rất nhiều người ái ngại, băn khoăn. Để giúp bạn hiểu rõ được vấn đề đó, các chuyên gia đến từ BKHOST sẽ giải đáp ngay sau đây.
Stateless là gì?
Stateless hay còn được gọi là giao thức không trạng thái trong đó khi Client gửi yêu cầu đến Server và không yêu cầu Server lưu bất cứ dữ liệu nào của nó. Điều này có nghĩa là sau khi hoàn tất quá trình giao tiếp, Server và Client sẽ cắt đứt mọi thứ, mọi thông tin phiên hoặc các vấn đề liên quan đến dữ liệu của Client Server đều không lưu giữ. HTTP, UDP hay DNS chính là những ví dụ điển hình cho Stateless.
Đặc điểm của Stateless:
- Đơn giản hóa thiết kế của Server.
- Vì không yêu cầu theo dõi các liên lạc liên kết và chi tiết của phiên giao dịch nên Stateless yêu cầu ít tài nguyên hơn.
- Mỗi gói thông tin ở trong Stateless đều tự di chuyển mà không bắt buộc phải tham chiếu đến những gói khác.
- Trong Stateless mỗi giao tiếp rời rạc, không liên kết với nhau.
Stateful là gì?
Ngược lại với Stateless đó chính là Stateful (giao thức trạng thái). Trong Stateful, khi Client gửi yêu cầu đến Server thì nó luôn chờ đợi sự phản hồi của Server. Trường hợp Client không nhận được những thông tin từ Server thì sẽ tiếp tục gửi lại yêu cầu. Telnet hay FTP là những ví dụ cho Stateful.
Đặc điểm của Stateful:
- Bằng cách theo dõi thông tin kết nối nên Stateful mang lại hiệu suất hoạt động mạnh mẽ cho Client.
- Với Stateful luôn yêu cầu lưu trữ sao lưu.
- Stateful phụ thuộc vào hoạt động, trạng thái của Server.
- TCP (giao thức điều khiển truyền vận) tuân theo Stateful vì Client và Server của nó luôn duy trì thông tin về phiên giao dịch trong suốt quá trình hoạt động.
Sự khác biệt giữa Stateful vs Stateless
Stateless | Stateful |
Thông tin của Server và chi tiết phiên không cần Server lưu giữ lại | Trạng thái và thông tin phiên phải được Server lưu giữ lại |
Giữa Client và Server kết hợp lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ | Giữa Client và Server liên kết mật thiết với nhau |
Đơn giản hóa thiết kế Server | Phức tạp hóa thiết kế Server |
Khi gặp sự cố vẫn hoạt động tốt bởi không cần khôi phục trạng thái nào cả, trường hợp Server bị lỗi thì chỉ cần khởi động lại | Khi gặp sự cố hoạt động trì trệ vì Server phải lưu giữ chi tiết phiên và trạng thái |
Giao dịch được xử lý nhanh gọn | Việc xử lý giao dịch thiếu linh hoạt, chậm tiến độ |
Dễ dàng thực hiện trên Internet | Nặng nề, khó khăn khi thực hiện trên Internet |
Tổng kết
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã thông tin chi tiết sự khác biệt giữa Stateless và Stateful. Hy vọng rằng với những gì tham khảo được sẽ hữu ích cho bạn trong học tập và công việc.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Stateless và Stateful hoặc muốn tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến các giao thức, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.