Nội dung bài viết
#

Query là gì? Kiến thức tổng quan về ngôn ngữ truy vấn

Nội dung bài viết

    Khi cần trích xuất các thông tin cần thiết hoặc thao tác trong cơ sở dữ liệu Access, lập trình viên cần thực hiện các Query tương ứng. Vậy Query là gì, cách thức hoạt động như thế nào và có bao nhiêu dạng phổ biến hiện nay? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

    Query là gì?

    query la gi

    Query được hiểu theo nghĩa thuần việc là Truy vấn, nó là một câu hỏi hay một yêu cầu được đặt ra nhằm lấy về những thông tin cần thiết.

    Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì query cũng đóng vai trò tương tự, tuy nhiên có một điểm khác biệt là các thông tin nó cần truy vấn sẽ được lấy từ cơ sở dữ liệu.

    Query database là gì?

    Query Database (Truy vấn cơ sở dữ liệu) là loại truy vấn trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu theo hai dạng Truy vấn hành động và Truy vấn chọn. Trong đó, Truy vấn hành động là yêu cầu thực hiện các tác vụ như Update, Insert, Delete, Create, … Còn Truy vấn chọn là gửi yêu cầu lấy dữ liệu cần thiết từ cơ sở dữ liệu.

    Để có thể lấy được thông tin từ các yêu cầu truy vấn, bạn không thể nhập ngẫu nhiên theo ý muốn vì cơ sở dữ liệu sẽ không đọc được nhu cầu của bạn, bạn cần phải viết những câu truy vấn bằng cấu trúc mã đã được quy định trước đó. Các mã để viết các yêu cầu truy vấn được gọi là Query Language (Ngôn ngữ truy vấn).

    Query trong SQL là gì?

    Để giao tiếp với cơ sở dữ liệu, bạn cần sử dụng Ngôn ngữ truy vấn. Ngôn ngữ này lấy cấu trúc của Microsoft (SQL) làm tiêu chuẩn.

    Lưu ý: SQL và MySQL hay các loại SQL khác là các nền tảng phần mềm hoàn toàn khác nhau. Những phần mềm khác SQL thường là các phần mềm mở rộng dựa trên nền tảng của SQL. Ngoài ra còn có các phần mềm mở rộng ngôn ngữ truy vấn dựa trên ngôn ngữ của SQL như Oracle hay NuoDB.

    Chúng ta thường sử dụng cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ của nó bởi nó phổ biến nhất, tuy nhiên đừng lầm tưởng nó là duy nhất vì trong đó còn rất nhiều loại cơ sở dữ liệu cùng với các loại ngôn ngữ truy vấn khác nhau. Chúng ta có thể kể đến như cơ sở dữ liệu NoSQL, cơ sở dữ liệu đồ thị, ngôn ngữ truy vấn CQL (Cassandra), ngoài ra còn có các phần mở rộng khai thác dữ liệu như (DMX), Neo4j Cypher và XQuery.

    So sánh SQL và NoSQL

    Tùy theo cấu trúc dữ liệu mà Cơ sở dữ liệu được xem là Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) hay Cơ sở dữ liệu không quan hệ (NoSQL). Giữa hai loại cơ sở dữ liệu này tuy có những điểm khác biệt chính như sau:

    • Về mở rộng quy mô, cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) sẽ mở rộng theo chiều dọc, trong khi cơ sở dữ liệu không quan hệ (NoSQL) sẽ mở rộng theo chiều ngang.
    • Cơ sở dữ liệu quan hệ SQL sử dụng các lược đồ có cấu trúc và được xác định từ trước, Trong khi Cơ sở dữ liệu không quan hệ SQL sử dụng các lược đồ động phi cấu trúc, hoạt động dựa trên tài liệu về biểu đồ, các cặp keys-values, …

    Cách thức hoạt động của Query?

    Mỗi câu truy vấn đều có một yêu cầu khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên mục đích chủ yếu vẫn là tìm dữ liệu dựa vào các nguyên tắc lọc theo tiêu chí mong muốn. Ngoài ra, nó còn giúp thay đổi dữ liệu bằng cách thêm, xóa, cập nhật, tạo bảng hay tham chiếu dữ liệu, … theo cấu trúc mã nhất định. Nó còn hỗ trợ trong việc quản lý tự động hóa dữ liệu, tóm tắt dữ liệu và thực hiện các phép tính.

    Người dùng có thể tạo câu truy vấn với một tham số truy vấn, khi chạy câu truy vấn này với các biến thể của nó sẽ hiển thị khu vực nhập giá trị của trường, sau đó giá trị này dùng để làm tiêu chí cho câu truy vấn. Ngoài ra bạn có có thể nhóm và tóm tắt dữ liệu.

    cach thuc hoạt dong cua query-1

    Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) được tạo ra để lưu trữ các bản ghi hoặc các hàng chứa thông tin. Để truy xuất dữ liệu từ các bản ghi hay các hàng thông tin đó bạn có thể sử dụng câu lệnh Select, câu lệnh này giúp bạn có thể lấy dữ liệu lên từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu xác định. Các kết quả được trả về khi gọi truy vấn sẽ được lưu trữ trong bảng kết quả, còn được gọi là tập kết quả. Câu lệnh Select có thể kết hợp với các lệnh sau đây để có thể chỉ định được dữ liệu cụ thể mà mình cần lấy như From, Where, Order by và các lệnh nâng cao khác. Select cũng cho phép người dùng nhóm và tổng hợp dữ liệu để có thể dễ quản lý và phân tích.

    Bạn có thể hiểu truy vấn thông qua ví dụ đơn giản sau đây:

    Khi bạn vào một quán café, từ menu sẵn có bạn đưa ra yêu cầu cụ thể với nhân viên phục vụ là “Cho tôi một ly café sữa đá, ít café, nhiều sữa”. Lúc này nhân viên sẽ ghi nhận, giải quyết yêu cầu của bạn, nếu món bạn gọi có trong menu thì nhân viên sẽ mang đến cho bạn một ly café sữa đá theo yêu cầu. Quá trình truy vấn dữ liệu cũng diễn ra tương tự như vậy.

    cach thuc hoạt dong cua query-2

    Bạn có thể sử dụng mọi ngôn ngữ truy vấn khi các dòng mã được cung cấp ý nghĩa phù hợp với câu truy vấn. Khi cả người dùng và Cơ sở dữ liệu sử dụng cùng ngôn ngữ với nhau thì việc trao đổi thông tin sẽ diễn ra dễ dàng, như khi bạn giao tiếp với người nước ngoài thì cả bạn và người đó phải có chung một ngôn ngữ mới có thể giao tiếp với nhau. Nhưng, để có thể lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu, không chỉ bằng ngôn ngữ truy vấn mà còn nhiều cách khác như truy vấn theo ví dụ hoặc sử dụng các tham số có sẵn.

    Query Folding là gì?

    Một số các cơ sở dữ liệu quan hệ hoặc không quan hệ kể đến như Active Directory, OData hoặc Exchange có tích hợp công cụ “Dịch” từ ngôn ngữ M Language (Là ngôn ngữ được chuyển đổi từ công cụ chuyển đổi và trộn dữ liệu Power Query) sang ngôn ngữ các ngôn ngữ dữ liệu cơ bản khác, thường là sẽ chuyển sang SQL.

    Trong trường hợp các phép tính hay các có sử thay đổi phức tạp được đẩy trực tiếp lên source chính, Power Query sẽ dùng các công cụ cơ sở dữ liệu mạnh mẽ để quản lý dữ liệu với khối lượng lớn một cách hiệu quả.

    Power Query được mô tả thông qua Folding Query, nhằm tạo ra một lệnh truy vấn cụ thể để lấy dữ liệu đồng thời chuyển đổi dữ liệu source. Folding Query sẽ được Power Query cùng với các công cụ kết hợp của nó cố gắng thực hiện truy vấn để đẩy mạnh hiệu suất bất cứ lúc nào.

    Thông qua Power BI, người dùng có thể chuyển đổi dữ liệu với các dạng khác nhau hàng với số lần không giới hạn. Power BI là nền tảng kinh doanh thông minh của Microsoft mà Power Query đã tính hợp vào, nó dùng để tham gia vào Folding Query. Trong Power BI là một kho tàng công cụ, nổi bật như công cụ tổng hợp, phân tích, chia sẻ và trực quan hóa dữ liệu, …

    Ngăn chặn truy vấn là gì?

    Ngăn chặn truy vấn sẽ xảy ra khi câu truy vấn này nằm trong một câu truy vấn khác, các giá trị dữ liệu của nó được lưu trữ độc lập.

    Query tìm kiếm trên web

    Query tìm kiếm trên web là những nội dung mà người dùng đã nhập như một câu hỏi, một từ khóa hay một yêu cầu nào đó từ các công cụ tìm kiếm trên web như Google, Yahoo hay các trang web tìm kiếm khác. Tại đây, người dùng chỉ cần nhập những nội dung bằng ngôn ngữ bình thường để tra cứu các thông tin cần thiết. Nó khác hoàn toàn với truy vấn SQL, người dùng sẽ không cần nhập các tham số hay từ khóa nhất định nào. Nó thực chất là một công cụ tìm kiếm để lấy các thông tin từ một chủ đề cụ thể.

    Khi bạn nhập nội dung tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng và có tính chính xác cao nhờ vào một thuật toán cụ thể. Các thông tin sẽ được sắp xếp theo mức độ liên quan với thông tin tìm kiếm và công cụ tìm kiếm cụ thể, tuy nhiên chi tiết về công cụ cũng như thuật toán sẽ không được tiết lộ cụ thể.

    Đối với truy vấn tìm kiếm, chúng có ba loại cơ bản như sau: Điều hướng, thông tin và giao dịch. Tìm kiếm điều hướng là tìm kiếm với mục đích dẫn đến một trang web cụ thể theo thông tin tìm kiếm, ví dụ như facebook.com. Tìm kiếm thông tin là tìm kiếm với các thông tin được trả về theo dạng chủ đề như “Thời gian ra mắt của Iphone 14”. Và cuối cùng là tìm kiếm giao dịch, dùng để thực hiện quá trình hoàn tất giao dịch như thanh toán một đôi giày trên Shopee.

    Các loại Query khác

    cac loai query khac

    Có vài loại Query phổ biến khác hoàn toàn không liên quan gì đến các loại truy vấn ở trên, nó có những đặc tính và cấu trúc riêng như querySelector() trong JavaScript và lỗi truy vấn trong Facebook.

    Tìm hiểu cụ thể về hai loại truy vấn này như sau:

    • QuerySelector() của JavaScript: Dạng query này dùng để hỗ trợ trong CSS, nó giúp tìm các phần tử phù hợp đầu tiên trong bộ chọn CSS nhất định. Nếu muốn trả về tất cả các phần tử phù hợp, bạn có thể sử dụng phương thức querySelectorAll (). Khi không có kết quả phù hợp, querySelector () sẽ trả về null.
    • Lỗi truy vấn xảy ra trên Facebook: Với một số nguyên nhân bất kỳ nào đó mà câu truy vấn sẽ xảy ra lỗi, lúc này bạn sẽ nhận được thông báo “Error performing query”. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể thực hiện các thao tác như khởi động lại trang hay thiết bị, đăng xuất và đăng nhập lại hoặc xóa cache, cookie, v.v

    Tổng kết về Query

    Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã khái quát cho bạn về Query, các loại Query và những câu lệnh cơ bản.

    Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Query, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    cloud vps giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !