Khi đã bước chân vào thế giới lập trình, bạn không thể không nghe tới Gradle vì sự phổ biến của nó. Đây là một công cụ với những tính năng đa dạng, mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi khám phá về Gradle và khi nào thì nên sử dụng nó.
Gradle là gì?
Gradle là một công cụ mã nguồn mở miễn phí được các developer Java tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Với sự linh hoạt và hiệu suất đáng kinh ngạc, Gradle là một công cụ tự động hóa hiện đại được sử dụng trong việc phát triển phần mềm. Các bản build Gradle được mô tả thông qua một hoặc nhiều tệp build.grade
.
Gradle hoạt động như thế nào?
Gradle hỗ trợ các bản dựng cho dự án độc lập và đa dự án. Trong suốt giai đoạn khởi tạo, Gradle xác định các dự án nào sẽ tham gia vào bản dựng và tạo ra một Project instance (biến thể) cho mỗi dự án này.
Gradle được dùng trong trường hợp nào?
Gradle được sử dụng như một công cụ xây dựng cho codebase của ứng dụng. Đồng thời nó có thể biên dịch và đóng gói các bộ phận riêng lẻ cho dự án. Đây là một sự thay thế tốt cho cơ chế Maven build và quản lý phụ thuộc.
Các ưu điểm nổi bật của Gradle
Dựa vào những ưu điểm nổi bật của mình, Gradle đã trở thành một công cụ được các developer tin tưởng và sử dụng nhiều nhất. Hãy xem lợi thế giúp Gradle làm được điều đó:
- Gradle cho phép chúng ta viết build script một cách ngắn gọn, trực quan và dễ đọc.
- Dễ sử dụng và duy trì đồng thời hỗ trợ quản lý phụ thuộc.
- Cung cấp hiệu suất làm việc cao và bản build có thể mở rộng.
- Gradle có quá trình tích hợp dễ dàng hơn các công cụ khác.
- Hỗ trợ đa dạng các loại ngôn ngữ lập trình và tương thích với nhiều công cụ hỗ trợ lập trình.
Một số công cụ có thể thay thế Gradle
TT | Tên công cụ | Tình trạng | Hỗ trợ hệ điều hành |
1 | CMake | Mã nguồn mở miễn phí | Mac, Windown, Linux |
2 | GNU Make | ||
3 | SCons | ||
4 | Maven | ||
5 | Meson | ||
6 | Buck | ||
7 | Ant | ||
8 | Rake |
Tổng kết về Gradle
Trong bài viết này, chúng tôi đã gửi tới các bạn thông sơ lược về công cụ Gradle. Gradle đã khẳng định được vị thế của mình, là một trong những công cụ hỗ trợ tốt nhất cho các developer.
Nếu bạn có thắc mắc về Gradle, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
- gradle là gì
- gradle build