- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Để mã hóa dữ liệu nhanh và hiệu quả nhất thì các nhà phát triển đã thiết kế ra Block Cipher. Phương pháp này sử dụng các thuật toán và khóa mật mã để tạo ra các bản mã. Ngoài ra, nó còn có nhiều chế độ hoạt động linh hoạt khác nhau. Cụ thể là gì hãy cùng BKHOST tìm hiểu chi tiết trong bài vết được chia sẻ dưới đây.
Block Cipher là phương pháp mã hóa dữ liệu trong Block nhằm tạo ra các bản mã dựa vào các thuật toán và khóa mật mã. Khác với Stream Cipher chỉ có thể mã hóa dữ liệu từng bit một, Block Cipher giúp xử lý các Block có kích thước cố định cùng một lúc và thường là 64 hoặc 128 bit.
Block Cipher sử dụng khóa và thuật toán Symmetric để mã hóa và giải mã một Bock dữ liệu. Trong đó, Block Cipher này yêu cầu một IV được bổ sung vào văn bản gốc đầu vào nhằm mở rộng không gian khóa của mật mã. Điều này giúp cho việc giải mã khóa của kẻ tấn công trở nên khó khăn hơn.
IV được tạo ngẫu nhiên từ trình tạo số tích hợp với văn bản trong Block đầu tiên và khóa. Điều này nhằm đảm bảo rằng tất cả các Block tiếp theo tạo ra văn bản mã hóa không trùng lặp với văn bản của khối mã hóa đầu tiên. Kích thước Block của Block Cipher tức là số lượng bit được xử lý cùng một lúc.
DES Block Cipher được IBM triển khai vào năm 1975 gồm các Block 64 bit và khóa 56 bit. Loại mật mã này không được đánh giá cao về độ an toàn bởi kích thước khóa ngắn. Do đó, năm 1998 IBM đã thiết kế ra AES với kích thước Block là 128 bit và kích thước khóa là 128-, 192- hoặc 256-bit.
Block Cipher có nhiệm vụ mã hóa các tin nhắn có cùng kích thước với chiều dài Block. Do đó, mỗi văn bản cần có các Block được mã hóa riêng. Dưới đây là một số chế độ hoạt động của Block Cipher:
Chế độ ECB có nhiệm vụ mã hóa điện tử các tin nhắn dưới dạng văn bản gốc có cách hoạt động đơn giản nhất trong Block Cipher. Chế độ này không yêu cầu thêm bất kỳ yếu tố nào vào Stream Key. Nguyên nhân là do đây là chế độ duy nhất có khả năng mã hóa luồng một bit.
Mỗi Block sẽ được mã hóa độc lập với tất cả các Block khác. Cụ thể đó là mỗi một Block sẽ có một ký hiệu chữ cái riêng được chuyển thành ký hiệu bản mã bằng cách sử dụng khóa mật mã và bảng chữ cái thay thế. Chẳng hạn như một Block văn bản gốc chỉ có 8 byte thì sẽ có 8 byte khóa được sử dụng. Hoặc với một Block văn bản gốc có 100 byte thì sẽ có 100 byte khóa được sử dụng.
Chế độ CBC là phương pháp mã hóa dữ liệu nhằm đảm bảo mỗi văn bản gốc đều được gắn một Block bản mã. Thuật toán Symmetric Key tạo ra một bản mã hoạt động dựa vào các Block văn bản gốc được xử lý trước đó trong một luồng dữ liệu. Chế độ CBC được ứng dụng phổ biến trong các phần mềm bảo mật như Secure Sockets Layer và Transport Layer Security với mục đích để mã hóa dữ liệu được truyền qua internet.
Khác với chế độ CBC, chế độ CFB mã hóa các bit văn bản gốc ngay lập tức theo thứ tự. Tuy nhiên, cả hai chế độ này vẫn có đặc điểm chung đó là chúng đều sử dụng IV. Ngoài ra, CFB sử dụng Block bản mã giống như một yếu tố của trình tạo số ngẫu nhiên.
Trong chế độ CFB, Block bản mã trước đó được mã hóa và đầu ra được Exclusive OR với Block văn bản gốc để tao một Block bản mã hiện tại. XOR này được sử dụng để ẩn các mẫu văn bản gốc.
Chế độ OFB phù hợp với hầu hết các Block Cipher. Nó hoạt động bằng cách sử dụng cơ chế phản hồi để XOR với văn bản gốc sau khi được mã hóa. Điều này khác với việc XOR Block bản mã trước khi được mã hóa.
Chế độ CTR hoạt động bằng cách sử dụng chế độ Block Chaining cho Building Block. Quá trình mã hóa dữ liệu được thực hiện bằng cách XOR văn bản gốc với một chuỗi các giá trị ngẫu nhiên giả. Trong đó, mỗi giá trị đều được tạo dựa vào bản mã thông qua hàm Feedback. Quá trình mã hóa của chế độ CTR về cơ bản nó là một loạt các XOR giữa những Block văn bản gốc và Block bản mã tương ứng nhau.
Dưới đây là các chế độ cung cấp hình thức mã hóa tin nhắn và các dữ liệu bổ sung. Chẳng hạn như số thứ tự hoặc tiêu đề không có sẵn trong bản mã.
Block Cipher là phương pháp mã hóa dữ liệu được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực CNTT. Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc nắm bắt được các thông tin về cách mã hóa của Block Cipher cũng như các chế độ hoạt động phổ biến của nó.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Block Cipher, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Thuê Hosting Giá Rẻ tại BKHOST
Hosting siêu tốc – Khuyến mãi cực sốc.
Giá chỉ từ 5k/tháng.