Regression Testing là một kỹ thuật kiểm tra trạng thái hoạt động của phần mềm khi các tính năng của nó được sửa đổi và thay thế. Điều này hỗ trợ cho các nhà cung cấp có thể tìm ra các lỗi và khắc phục nó một cách hiệu quả. Vậy quy trình kiểm tra này được thực hiện như thế nào? Các trường hợp thử nghiệm phổ biến là gì? Hãy cùng BKHOST tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Regression Testing là gì?
Regression Testing là kiểm tra hồi quy, một kỹ thuật được sử dụng để xem xét trạng thái của một chương trình hoặc hành vi thay đổi mã gần đây trên phần mềm. Điều này nhằm đảm bảo rằng không có bất cứ vấn đề nào đang xảy ra và các chức năng hiện tại vẫn đang hoạt động tốt. Đặc biệt, mặc dù thay đổi các mã mới thì mã cũ vẫn có thể hoạt động như bình thường.
Tại sao phải sử dụng Regression Testing?
Regression Testing giúp kiểm tra trạng thái hoạt động của phần mềm. Chẳng hạn như khi bạn thay đổi mã của chúng thì Regression Testing sẽ giúp kiểm tra xem nó có ảnh hưởng đến các phần chức năng khác của ứng dụng hay không.
Hơn nữa, Regression Testing còn có thể kiểm tra các tính năng mới được bổ sung vào phần mềm. Theo dõi xem có bất cứ lỗi hay sự cố nào về chức năng cũng như hiệu suất hay không và từ đó có thể tìm ra hướng khắc phục.
Cách thực hiện Regression Testing
Bước đầu tiên thực hiện Regression Testing đó là cần gỡ lỗi mã để xác định được sự cố. Sau đó là bổ sung các thay đổi bắt buộc để khắc phục lỗi. Lúc này, Regression Testing sẽ được kích hoạt bằng cách lựa chọn các trường hợp kiểm tra có liên quan từ bộ kiểm tra bao gồm cả các phần mã bị sửa đổi và bị ảnh hưởng.
Một số tính năng có sẵn trên phần mềm như bảo trì phần mềm. Nó có nhiệm vụ cải thiện, sửa lỗi, tối ưu hóa và xóa các tác vụ hiện tại. Tuy nhiên, tính năng này thường khiến cho hệ thống hoạt động không bình thường. Do đó, Regression Testing được sử dụng để khắc phục vấn đề này. Quy trình của Regression Testing diễn ra như sau:
Kiểm tra tất cả
Đầu tiên, Regression Testing sẽ kiểm tra lại tất cả các Bucket Test hoặc Suite Test. Quá trình thực hiện này đòi hỏi nhiều thời gian và tài nguyên.
Lựa chọn Regression Testing
Đây là một kỹ thuật dành cho những trường hợp kiểm tra được lựa chọn từ Suite Test được thực thi để xác thực xem mã sửa đổi có ảnh hưởng đến ứng dụng hay không. Cụ thể, có hai trường hợp thử nghiệm chính đó là:
- Trường hợp thử nghiệm có thể tái sử dụng dành cho các chu kỳ Regression tiếp theo.
- Trường hợp thử nghiệm lỗi không thể sử dụng cho các chu kỳ Regression tiếp theo.
Ưu tiên các trường hợp thử nghiệm
Tùy thuộc vào tác động kinh doanh, các chức năng quan trọng và phổ biến để lựa chọn các trường hợp thử nghiệm phù hợp. Việc lựa chọn các trường hợp thử nghiệm dựa trên mức độ ưu tiên sẽ giúp phần mềm giảm thiểu thời gian chạy.
Lựa chọn các trường hợp thử nghiệm cho Regression Testing
Theo nghiên cứu cho thấy một số lượng lượng các lỗi phần mềm đến từ khách hàng báo cáo đều là những sự cố không lường trước. Do đó, việc lựa chọn trường hợp thử nghiệm cho Regression Testing là một kỹ thuật quan trọng và khá phức tạp. Để quy trình Regression Testing được thực hiện thành công, các nhà cung cấp có thể lựa chọn các trường hợp thử nghiệm sau:
- Các trường hợp thử nghiệm thường xuyên xảy ra các lỗi.
- Các chức năng hiển thị cụ thể hơn đối với người dùng.
- Các trường hợp thử nghiệm về vấn đề xác minh tính năng chính của sản phẩm.
- Các trường hợp thử nghiệm chức năng trải qua nhiều thay đổi nhất.
- Hầu hết các trường hợp thử nghiệm tích hợp và có độ phức tạp cao.
- Các trường hợp thử nghiệm Boundary Value.
- Mẫu trường hợp thử nghiệm thành công hoặc thất bại.
Tổng kết về Regression Testing
Regression Testing là một quá trình kiểm tra phần mềm được sử dụng rất phổ biến giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của phần mềm. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về kỹ thuật kiểm thử này.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Regression Testing, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.